Người phát ngôn VKSND Tối cao cho rằng vụ án Nguyễn Thanh Chấn có sai sót và đó là bài học xác đáng với các cơ quan tố tụng.
- Phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn kêu oan ngay từ khi bị bắt (năm 2003) vì sao đến 10 năm sau VKSND Tối cao mới xem xét?
- Bà Nguyễn Thị Yến (Vụ trưởng Vụ 3 VSKND Tối cao): Sau khi bản án phúc thẩm có hiệu lực vào ngày 27/7/2004, VKSND Tối cao nhận được đơn kêu oan của ông Chấn và đã cử cán bộ giải quyết. Tuy nhiên thời điểm này, bản án phúc thẩm tiếp tục bị hủy để xem xét lại phần bồi thường dân sự của ông Chấn nên hồ sơ quay lại cấp sơ thẩm.
Đến năm 2006 đến khi có thông tin nghi phạm là người khác, trong trại giam, ông Chấn cũng gửi một số đơn kêu oan. Tuy nhiên những đơn này không gửi đến VKSND Tối cao hay TAND Tối cao, trong khi đây là những nơi theo quy định của Luật tố tụng có thể xem xét lại bản án này theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Mãi sau này, đơn của ông Chấn mới được chuyển đến Viện. Cùng thời điểm, ngày 5/7/2013, bà Nguyễn Thị Chiến (vợ ông Chấn) có đơn kêu oan gửi đến Cơ quan điều tra VKNSD Tối cao. Viện ngay sau đó đã tổ chức xác minh.
Chúng tôi tích cực vào cuộc, khi có kết quả điều tra của Cục Điều tra, VKSND Tối cao đã lấy hồ sơ ngay để xem xét. Chỉ trong vòng một tuần, Viện phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Công an, Tòa án Tối cao và ngày 4/11 đã ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án với phạm nhân Chấn; ra kháng nghị tái thẩm bản án đã có hiệu lực pháp luật.
- Theo quy định tố tụng, giám đốc thẩm là thủ tục đặc biệt, chỉ xem xét khi bản án đã có hiệu lực pháp luật vi phạm pháp luật nghiêm trọng; còn tái thẩm là khi có tình tiết mới làm thay đổi toàn bộ bản chất của sự việc, của bản án.- Tại sao Viện kiểm sát kháng nghị tái thẩm chứ không phải giám đốc thẩm?
- Việc xử lý những cán bộ làm sai trong vụ án sẽ như thế nào?
- Ông Nguyễn Thế Hùng, người phát ngôn VKSND Tối cao: Đây mới là kháng nghị tái thẩm, mọi việc đều phải chờ phán quyết của TAND Tối cao trong phiên tái thẩm vào ngày mai. Viện cũng xác định nếu ông Chấn bị oan, những người liên quan làm sai phải chịu trách nhiệm.
Người thân òa khóc khi ông Chấn được về nhà. Ảnh: Việt Dũng |
- Sau kỳ án vườn điều, kỳ án vườn mít, VKSND Tối cao rút ra kinh nghiệm gì?
- Vụ án Nguyễn Văn Chấn xảy ra cách đây hơn 10 năm, quá trình tố tụng giải quyết rất phức tạp, qua rất nhiều công đoạn với nhiều nội dung liên quan kháng nghị tái thẩm, xử lý đơn.
Câu hỏi đặt ra là, tại sao đến thời điểm này mới thụ lý vụ án Nguyễn Thanh Chấn? Thực tế, cơ quan tố tụng pháp luật đều mong muốn các quyết định của mình là đúng, có hiệu quả. Trong trường hợp này xét về góc độ chủ quan, không ai muốn làm oan cho anh Chấn. Đây là sai sót về mặt khách quan.
Chúng ta phải lấy đó là một điều để rút kinh nghiệm, làm sao lỗi này không xảy ra nữa. Đây là một bài học xác đáng không riêng chỉ với ngành kiểm sát mà đối với tất cả các cơ quan tố tụng như kiểm sát viên, điều tra viên…
|
Hoàng Việt ghi
0 comments:
Post a Comment